Thứ Bảy, 17 tháng 6, 2017

Khám phá ổ vi khuẩn đang ngủ chung giường với bạn

Sau một ngày làm việc căng thẳng và mệt mỏi, cảm giác cuối ngày được tận hưởng sự êm ái của chiếc giường ngủ thân thuộc quả thật là điều sung sướng nhất thế gian. 

Nhưng bạn có biết, giường ngủ không chỉ đơn thuần là thiên đường của mình bạn. Thực tế, có rất nhiều loài sinh vật đang hàng ngày ngủ chung giường với bạn. Đáng sợ hơn, khi bạn đang tận hưởng những giấc mơ đẹp thì đó là lúc chúng hoành hành, quậy phá.

1. Rệp giường

Rệp giường là loài bọ nhỏ thuộc lớp sinh vật hút máu (Hematophagy), thuộc bộ cánh nửa cứng, mình dẹp và tiết chất hôi. Chúng chuyên sống ở khe giường, chiếu chăn, ghế phản.

Thức ăn của rệp giường chính là máu người. Khi bạn còn đang “say giấc nồng”, chúng sẽ thức giấc và tìm cách hút máu bạn. Thậm chí, rệp giường có thể thực hiện việc chích hút máu tới 500 lần mỗi đêm. Sức sống của chúng cũng thật đáng nể khi vẫn có thể sống sót trong vòng ba tháng mà không hút máu.

Những cú cắn của rệp giường đa phần chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu tuy nhiên đừng vì thế mà xem thường. Vào năm 2009, một người đàn ông đã bị tình trạng thiếu sắt nghiêm trọng do bị rệp hút máu quá nhiều.

Mặc dù nguy cơ thấp nhưng loài này có khả năng lây truyền ký sinh trùng Trypanosoma cruzi gây ra bệnh Chagas, một căn bệnh dẫn tới viêm tim rất nguy hiểm.

2. Mạt bụi

Bạn có biết, trên chiếc giường của bạn có thể chứa tới 100.000 - 10 triệu con mạt bụi với kích thước siêu bé nhỏ. Đây là loài sinh vật tồn tại bằng cách ăn da chết của con người.

Thoạt nghe có vẻ chúng là loài có ích song thực tế thì không phải như vậy. Mạt bụi có một thói quen rất “mất vệ sinh”, đó là đi "vũ trụ" tới 20 lần mỗi ngày ra giường ngủ. Vì vậy, việc hít phải phân của chúng có thể gây hen suyễn cho con người.

Tuy nhiên đừng quá lo, bạn có thể tống khứ loài này bằng cách thường xuyên dọn dẹp, giữ căn phòng của mình sạch sẽ.

3. Mốc Clasdosporium


Clasdosporium là loại nấm mốc mang sắc tố xanh lá hoặc nâu đen, phát triển rất mạnh trong môi trường ẩm ướt. Theo các chuyên gia y tế, những chiếc giường ngủ trong một nhà ẩm thấp và ít được dọn dẹp chính là thiên đường đối với loài nấm mốc này.


Việc hít phải bào tử của mốc Clasdosporium có thể gây ra bệnh viêm phổi và hen suyễn. Ngoài ra nhiễm nấm Clasdosporium còn có thể dẫn đến bệnh nấm móng, khiến da bạn bị tổn thương và gây nứt nẻ móng chân.

4. Chấy

Nếu bạn không vệ sinh giường sạch sẽ thì nguy cơ trở thành "bạn thân" của loài chấy là rất cao. Đây là một loài sinh vật nhỏ chuyên hút máu mỗi đêm và tuổi thọ khoảng 30 ngày. Ngay cả trong điều kiện không hút được máu, chấy cũng có thể sống sót trong vòng 2 ngày liên tiếp.

Vết cắn của chấy về cơ bản chỉ gây ngứa ngáy nhưng một vài trường hợp nặng có thể dẫn tới bệnh sốt phát ban, nhiễm trùng da đầu và tóc.

5. Nấm Aspergillus Fumigatus

Loại nấm này hay bám vào các loại ga trải giường sử dụng chất liệu tổng hợp. Khi ta hít phải bào tử nấm, chúng có thể xâm nhập vào phổi và não, gây ra bệnh Aspergillosis ở những người có hệ miễn dịch kém.

Thậm chí, nếu bạn là một người khỏe mạnh thì cũng đừng nên xem thường loại nấm này. Vào năm 2013, một cầu thủ bóng bầu dục của Mỹ đã suýt qua đời do bị loài nấm này phát triển trong não.

6. Kiến lửa

Kiến lửa là loài có thể ăn mọi thứ từ côn trùng cho đến thịt người. Khi bị kiến cắn, nọc độc của chúng sẽ khiến bạn cảm thấy đau đớn vô cùng. Trong những trường hợp nặng, một số nạn nhân sẽ gặp phải các phản ứng sốc phản vệ, thậm chí là nghẹt đường hô hấp.

Hiện nay, ở một số bang của Mỹ, các đàn kiến lửa đã xâm lấn khắp nơi và thậm chí biến giường ngủ của con người thành lãnh địa riêng của chúng.

7. Vi khuẩn E.coli

Có thể bạn không tin nhưng các nhà khoa học đã chứng minh, một số chủng nguy hiểm của vi khuẩn E.coli có thể được tìm thấy trong gối trên giường ngủ thân yêu của bạn.

Nếu nhiễm phải các dạng E.coli này, bệnh nhân sẽ gặp phải các triệu chứng như khi bị sốt, cúm. Sau đó, khi E.coli xâm nhập các cơ quan như não và thận, chúng sẽ phá hủy các bộ phận này và khiến bệnh nhân tử vong.

8. Siêu vi khuẩn MRSA

Siêu vi khuẩn MRSA (Methicillin-resistant Staphylococcus aureus) được tìm thấy trong gối và chúng có thể thâm nhập vào cơ thể người thông qua các vết cắt hoặc trầy xước trên da.

Loại siêu vi này khi nhiễm vào con người sẽ gây ra nhiễm độc máu và suy nhược cơ thể. Tồi tệ hơn, MRSA có khả năng kháng thuốc kháng sinh rất cao. Ước tính, 20-50% trường hợp các bệnh nhân nhiễm MRSA không có khả năng chữa trị bằng các loại thuốc hiện nay.
Mọi chi tiết liên hệ :

CÔNG TY DIỆT CÔN TRÙNG MINH QUÂN - MQ PEST CONTROL
Địa chỉ: 23/66/7 Nguyễn Hữu Tiến, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, TP. HCM, Việt Nam
(028) 6275 0067- Hotline: 0906 718 372 - 0938 122 287
Email: dietcontrungvip@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét